Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây'
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Vì sao Nhật không nhắc đến vụ ném bom hạt nhân xuống Hiroshima và Nagasaki?
Ngày 6 tháng 8 năm 1945, cả thế giới sững sờ trước việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, một thảm họa kinh khủng trước đó mà nhân loại chưa từng biết tới.

 



Người Nhật lặng im giải quyết hậu quả của 2 quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống đất Nhật. Ảnh RIA Novosti/Yuriy Somov


Theo Tiếng nói nước Nga, cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn không hề xin lỗi Nhật Bản về hành động có thể sánh với những tội ác chiến tranh. Vào thời điểm hai vụ đánh bom nguyên tử, chính phủ Nhật Bản đang tìm cách thoát khỏi cuộc chiến, việc Hoa Kỳ sử dụng thứ vũ khí giết người mới ghê gớm là sự tàn ác vô nghĩa.

 

Bản thân người Nhật cũng không lên tiếng đòi Hoa Kỳ xin lỗi vì vụ đánh bom nguyên tử.

 

Ông Valery Kistanov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện HLKH Nga, cho biết: “Thật là nghịch lý. Nếu đọc báo chí, các tài liệu của Nhật Bản về chủ đề này, sẽ không thấy họ đề cập đến những thủ phạm đã ném bom nguyên tử. Không bao giờ đọc được rằng các vụ đánh bom do Hoa Kỳ thực hiện". 

 

Ông cho biết: Giải đáp ở đây rất đơn giản. Sau chiến tranh, một thời gian dài Nhật Bản bị Hoa Kỳ chiếm đóng và lệ thuộc về kinh tế. Một chương trình tương tự Kế hoạch Marshall khôi phục Tây Âu sau chiến tranh được Hoa Kỳ phát triển đối ở Nhật Bản. Phần nhiều nhờ đó mà diễn ra phép lạ kinh tế Nhật Bản. 

 

Từ phía Washington, tất nhiên đây không phải là việc làm vô tư. Mỹ cần nhanh chóng kéo Nhật Bản ra khỏi đống đổ nát sau Thế chiến thứ hai và biến thành “một con đê chống cộng sản” ở phía Đông. 

 

Có thể coi những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến là hoạt động đầu tiên của Mỹ trong "cuộc chiến tranh lạnh". Hoa Kỳ đã biến Nhật Bản từ kẻ thù cũ thành đối tác chiến lược chính ở châu Á-Thái Bình Dương. 

 

Trong hoàn cảnh như vậy, việc chỉ mặt kẻ thả bom xuống Nhật Bản không có lợi cho giới chính trị Nhật Bản. Trong ý thức của người Nhật dần dần lu mờ ký ức về các thủ phạm của hai vụ đánh bom nguyên tử.

 

Sự "lãng quên" lịch sử ở Nhật Bản thật tương phản trên nền những ký ứu khắc sâu ở các nước Đông Á khác. Trung Quốc và Hàn Quốc luôn nhớ tới quá khứ dưới ách quân phiệt Nhật, ông Valery Kistanov tiếp tục phân tích.

“Tokyo đang vấp phải một mặt trận thống nhất, đó là các nước láng giềng đồng tâm lên án việc Nhật Bản minh oan những hành động xâm lược trong lục địa, điều chỉnh bất kỳ đánh giá về những sự kiện quá khứ", ông Kistanov nói. 

 

Việc xây dựng quan hệ với Hàn Quốc, bất chấp sự trung gian tích cực của Hoa Kỳ, đến nay vẫn bị cản trở bởi chính quá khứ thuộc địa. Bản thân người Nhật ngày nay có quan điểm rằng, trong những năm áp đặt chế độ thực dân, giống như người Mỹ, họ đã làm nhiều điều có ích cho Hàn Quốc về mặt kinh tế-xã hội: xây dựng đường sắt, tạo các doanh nghiệp, lập hệ thống giáo dục. 

 

Nhưng đằng sau những điều này là lợi ích của bản thân Nhật Bản. Họ phát triển thuộc địa để dễ khai thác hơn nguồn nguyên liệu. Nền giáo dục nhằm vào mục tiêu Nhật hóa người địa phương. Sự thay đổi các thế hệ không làm Hàn Quốc quên đi ký ức về quá khứ dưới ách Đế quốc Nhật. 

 

Ở Trung Quốc và Hàn Quốc, dư luận theo dõi chặt chẽ những nỗ lực của Nhật Bản nhằm minh oan sự xâm lược. Gần đây, Hàn Quốc và Trung Quốc còn có những động thái chung chống lại Nhật Bản. Họ lên tiếng phản đối Tokyo lập kế hoạch tái vũ trang và tìm cách sửa lại kết quả Chiến tranh thế giới II.”

 

Nhưng nếu Nhật Bản có thực hiện một số nỗ lực xin lỗi các nước láng giềng về nhiều năm thuộc địa thì đại diện chính thức của Hoa Kỳ vào năm 2010 mới xuất hiện lần đầu tại lễ mặc niệm các nạn nhân của thảm họa Hiroshima. Thế mà động thái này đã bị một số người Mỹ phê phán như một "lời xin lỗi im lặng." 

 

Một cuộc khảo sát dư luận do Đại học Quinnipiac (Mỹ) tiến hành cách đây năm năm cho thấy, 61% số người Mỹ được hỏi đã ủng hộ việc ném bom nguyên tử xuống các thành phố Nhật Bản. Trong khi đó, chỉ 22% ý kiến là cảm thấy quyết định này hoàn toàn vô nghĩa...
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mỹ và Đức lên tiếng về việc Nga tập trận hạt nhân chiến thuật để 'đáp trả phương Tây' (07-05-2024)
    Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động (07-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc phản đối một hội nghị hòa bình Ukraine đơn phương (07-05-2024)
    Chuyện gì xảy ra sau khi nhiệm kỳ tổng thống của ông Zelensky kết thúc vào ngày 20/5? (07-05-2024)
    Ông Putin tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga (07-05-2024)
    Vụ đường ống Dòng chảy phương Bắc bị phá hoại: Nga bất ngờ 'gọi tên' Mỹ, nhắc tới Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (07-05-2024)
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)
    Những điểm nhấn chính trong cuộc gặp ba bên EU, Pháp, Trung Quốc (06-05-2024)
    Giao tranh tiếp tục leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban (06-05-2024)
    2 ông lớn NATO căng thẳng trong bối cảnh xung đột Ukraine (06-05-2024)
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Bí ẩn Thế chiến thứ nhất: Một lính Anh từng tha mạng Hitler? (07-08-2014)
    Vì sao chính quyền của ông Kim Jong un muốn tăng quan hệ với ASEAN? (07-08-2014)
    Chiến lược Pakistan của Nga (06-08-2014)
    69 năm và bài học từ nỗi đau bom nguyên tử Hiroshima, Nagasaki (06-08-2014)
    Putin thúc giục chính phủ lên kế hoạch "trả đũa" phương Tây (06-08-2014)
    Mỹ nỗ lực cản bước Trung Quốc tại châu Phi (06-08-2014)
    Israel đóng sập “cửa sổ nhân đạo” ở Gaza (05-08-2014)
    Bộ Ngoại giao Nga: NATO đang "hồi sinh" chiến tranh lạnh (05-08-2014)
    Trung Quốc bắt "gián điệp" Canada để trả đũa? (05-08-2014)
    Nhật thông qua sách trắng quốc phòng, coi Trung, Nga, Triều là mối đe dọa chính (05-08-2014)
    Hậu thảm kịch MH17: Ông Putin trước ngõ cụt của khủng hoảng Ukraine (04-08-2014)
    Hai bên cùng thiệt (04-08-2014)
    New York Times: Nepal ương bướng đã bị Thủ tướng Modi mê hoặc (04-08-2014)
    Hết giờ (04-08-2014)
    Triều Tiên có dùng "gậy ông đập lưng ông" với Trung Quốc? (04-08-2014)
    Nhật hủy hợp đồng vũ khí với Thổ Nhĩ Kỳ vì lo ngại Trung Quốc? (03-08-2014)
    Đừng đánh giá thấp tham vọng của ông Putin ở Ukraine (03-08-2014)
    Đừng đùa với “Giấc mơ Tập Cận Bình” (03-08-2014)
    Thảm họa nhân đạo tại Gaza: Mỹ đã làm gì? (03-08-2014)
    Nhật Bản gặp khó khăn khi áp đặt trừng phạt lên Nga (03-08-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152922500.